NỔI - BUỒN - THA - PHƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NỔI - BUỒN - THA - PHƯƠNG

TÙY BÚT - TRUYỆN - TÔN GIÁO - CHÍNH TRỊ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Nhạc ưa thích .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeSat Feb 24, 2024 6:17 am by Admin

» VIDEO Asian (Liên hệ)
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeWed Jan 31, 2024 10:53 am by Admin

» Bí kíp hát hay .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeSun Mar 12, 2023 7:56 am by Admin

» TT Trump nói láo .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeSun Aug 16, 2020 1:32 pm by Admin

» Tài liệu TT Trump .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeTue Apr 28, 2020 12:31 pm by Admin

» Mẹ Nấm .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeTue Apr 28, 2020 5:33 am by Admin

» Thơ Tuấn Nguyễn .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeThu Dec 12, 2019 12:35 pm by Admin

» Hearing aid .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeThu Jul 25, 2019 10:19 am by Admin

» Bài thuốc gia truyền .
Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeSun Jul 21, 2019 2:39 pm by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Trang  Tuấn Nguyễn Hinhvu10
Affiliates
free forum


 

 Trang Tuấn Nguyễn

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1656
Join date : 24/11/2009
Age : 49
Đến từ : USA

Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeTue Jan 08, 2013 12:29 pm


http://hoatienthidan.forum-viet.net

http://elib.quancoconline.com/

http://elib.quancoconline.com/ui/Search.aspx?s=Tu%e1%ba%a5n+Nguy%e1%bb%85n&t=2&z=



GS ĐẠI HỌC VĂN KHOA HUẾ .
http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=119228

Đại học Văn khoa Huế giai đoạn 1968-1972: Cố GS Lê Tôn Nghiêm, Cố GS Nguyễn Ngọc Lan, GS Lâm Ngọc Huỳnh, Khoa trưởng, GS Nguyễn Đình Hoan, GS Trần Thị Như Quê, GS Linh mục Nguyễn Tiến Huynh





Được sửa bởi Admin ngày Sat Sep 21, 2013 7:17 am; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
https://tudo.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1656
Join date : 24/11/2009
Age : 49
Đến từ : USA

Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeTue Jan 08, 2013 12:31 pm

http://dtphorum.com/pr4/

Web Đặc Trưng
Về Đầu Trang Go down
https://tudo.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1656
Join date : 24/11/2009
Age : 49
Đến từ : USA

Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeMon Mar 11, 2013 12:16 am

NHỚ MÃI ĐẠI HỌC VĂN KHOA HUẾ

Trang  Tuấn Nguyễn ShowImage.aspx?claimer=elib.quancoconline

Nhớ làm sao những ngày tháng đầu tiên học dự bị Văn khoa năm 1968-1969

Năm đó, trường Đại học Văn khoa Huế tạm di dời để sửa sang lại bàn ghế, phòng ốc. Giảng đường thường xuyên nghe giảng bài, ghi cours vẫn là Viện Hán học, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, gần Phú Cam. Nhớ cha linh mục Nguyễn Văn Thích cao lêu khêu, tuổi đã già vẫn yêu đời thường hay hát cho SV nghe.

Nhớ bài học mở đầu của cha : Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chí ư chí thiện.

Bài học là một thông điệp, công bố rõ tuyên ngôn của đại học. Con đường của đại học chính là làm sáng cái đức sáng vốn có của mỗi cá nhân (nhân chi sơ tính bổn thiện), đào tạo con người mới, đạo đức, đạt tới cùng cái thiện.

Đó cũng là tiêu chí của Đại học Huế, được công bố rõ trong cuốn niên giám: Đào tạo con người toàn diện bao gồm Đức, Trí, Thể, Mỹ, theo tôn chỉ: Nhân bản, Dân tộc và khai phóng. Với thế đứng của Đại học : Hoàn toàn tự trị.

Nhớ cặp mắt to tròn biết nói với mái tóc dạ hương mà tôi vẫn thích ngồi sát nàng để được ngửi hương tóc của nàng, có lần bị cha Thích kéo ra xa, vừa kéo cha vừa nói : nam nữ thọ thọ bất thân.

Nhớ mãi cặp mắt ngơ ngác, bở ngỡ của các tân sinh viên. Sinh viên đi học, ra vào giảng đường tự do, ít bị dòm ngó của Giáo sư, chẳng có điểm danh hay kiểm tra bài. Đang ngồi học, có thể bỏ ra, qua Tổng hội ngồi uống cà phê, hoặc không tiền thì làm « chầu rìa sư » ngồi uống trà chùa. Nhớ mấy đứa Dự bị, làm dáng sinh viên, đi đến giảng đường, thắt mực khô, thuốc lá phì phèo như Huế, như Ty, nhớ Hồ Đắc Phú, tục gọi là Phú đồ nho, có khi đi guốc mộc đến giảng đường. Nhớ Miên một lần chở tôi đi lên Dòng Thiên An ngồi mơ mộng, nhìn rừng thông, Miên hỏi : « Mi thích rừng hay biển ? ». Câu hỏi khá bất ngờ làm tôi lúng túng. Tôi nói : Tau cũng không biết nữa, nhưng tau thấy biển vừa lạnh lùng vừa cuồng nộ. Còn rừng thì ngoài sợ thú dữ tau lại thích cái vẽ dịu dàng pha chút vừa hoang dại vừa ấm áp.

Nhớ mấy đứa bạn đố nhau chữ Hán, nhớ Nguyễn Văn Lơ, Trần Công Chiến, hai đứa chơi rất thân nhưng lại hay cãi nhau. Nhớ cặp bài trùng Nguyễn Xuân Hoa, Trần Khắc Duyệt. Sau 1975, Hoa làm lớn vì là sinh viên nằm vùng. Còn Duyệt bị đi học tập cải tạo, lao động, đạp phải bom mìn chết.

Nhớ sáng mùa đông tháng chạp, ngày 25, sinh viên tổ chức đêm dự bị văn khoa, lúc ấy có thầy Trương Văn Chình từ Sài Gòn về dạy Ngữ học tham dự. Khi sinh viên mời phát biểu, thầy nói : Thấy các anh chị vui xuân hớn hở, tôi cảm thấy buồn vì một năm đi qua thì tuổi càng già thêm. Tôi ước mong sao chiến tranh chóng kết thúc, để gặp lại quê hương, cội nguồn.

Sự mong chờ của GS Trương Văn Chình đã hiện thực 7 năm sau. Tôi không hiểu, sau 1975, thầy Chình có mãn nguyện ? Thầy có vui vì đất nước thống nhất một nhà ? Khi viết những giòng này, tôi nghĩ GS Chình đã ra người thiên cổ. Nếu còn sống thì thầy đã trên 100 tuổi. Điều này hiếm thấy.

Nhớ giờ học triết tổng quát, tại giảng đường Viện Hán học, hôm ấy bài giảng của thầy Lâm Ngọc Huỳnh kết thúc sớm. Thầy hỏi có anh, chị nào lên hát một bài nào đó giúp vui. Ô ! Đây là một điều hết sức lạ lùng. Có bao giờ chúng tôi được có không khí như thế này với thầy Huỳnh ? Lúc đó một sinh viên nam lên hát bài « Giọt nước mắt cho quê hương » của Trịnh Công Sơn. Tôi nhớ đó là bạn Nguyễn Văn Thừa tự là Hồ Hải. Lời bài hát, giọng ca của bạn SV hôm ấy đã làm cho cả giảng đường im phăng phắc. Hình như thầy Huỳnh cảm động, mắt đỏ hoe :

« Giọt nước mắt thương con, con ngủ me mừng. Giọt nước mắt thương sông, ấp ủ rêu rong. Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm. Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong. Giọt nước mắt thương mây, mây ngủ trên ngàn. Giọt nước mắt thương cây, cây ngả trên non. Giọt nước mắt thương anh, khô giòng máu châu thân. Giọt nước mắt quê hương, ôi còn chảy miên man. Ôi! giòng nước mắt chảy hoài. Giòng nước mắt đời đời. Giọt nước mắt thương ai. Ôi giòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn. Nửa đêm gọi đến mình. Giọt nước mắt thương chim, chim bỏ xa rừng. Giọt nước mắt thương đêm, đêm đẩy xe tang. Giọt nước mắt thương em, trên vận nước điêu linh. Giọt nước mắt không tên, xin để lại quê hương ... »


Nhớ những giờ dịch văn với giáo sư Bùi Thế Cần. Thầy Cần đi xe Honda dame màu đỏ, chiếc cặp dày cộm. Mùa đông ở Huế dài đằng đẳng. Cơn gió mang theo hơi lạnh từ bờ sông An Cựu hắt vào căn phòng chúng tôi học. Thầy Cần giọng đọc đều và nhỏ. Thầy luyện chúng tôi dịch cuốn « Le Livre de mon ami », văn phong nhẹ nhàng và cảm động của Anatole France cộng với chất giọng của thầy Cần đã làm chúng tôi chìm đắm trong kỉ niệm.

Giáo sư Bùi Thế Cần còn sống, hôm kia lên mạng, tôi thấy chân dung thầy. Thầy hiện đang sinh hoạt trong một câu lạc bộ môn võ thuật ở TP.

Ôi ! Nhớ, nhớ những thầy đã giảng dạy lớp dự bị ban Việt Hán năm 68-69. Thầy Hồ Đắc Định, Cụ Hàn, GS Trần Như Uyên, GS nguyễn Châu, phụ khảo cho GS Nguyễn Văn Trung môn phương pháp mới trong phê bình văn học, ...

Nhớ thầy Nguyễn Văn Dương dạy môn lịch sử chữ Hán, các bài giảng của thầy nhắc quá nhiều về ông Hứa Thận làm cho thầy có biệt danh là Hứa Thận…

Nhớ thầy Trần Như Uyên dạy môn lịch sử văn học Việt Nam, với tiếng đệm « thì », « mà » làm mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi cứ cười khúc khích mỗi khi nhái giọng ông.

Năm sau, khi đã xong dự bị, tôi ghi danh theo học các chứng chỉ thì trường dời về lại KS Morin, tầng 2, nằm trên ngã tư đường Lê Lợi, Thuận Hóa , đầu cầu Trường Tiền. Ấn tượng nhất với tôi là cầu thang đi lên tầng 2, Chiếc cầu thang nhỏ, hẹp với những cấp bằng gỗ, rất ấm cúng, rất thân tình. Đã biết bao bàn chân, gót ngọc đã dẫm bước lên cầu thang của một thời hoa mộng, nay đã bị xóa hẳn dấu vết.

Nhớ làm sao các GS dạy triết : Thầy Lâm Ngọc Huỳnh, khoa trưởng, Cha linh mục Nguyễn Ngọc Lan, thầy Nguyễn Đình hoan, phó khoa, Bà Trần Thị Như Quê, GS dạy CC Tâm lý học, bộ môn xác suất, thống kê, GS linh mục Nguyễn Tiến Huynh, Hiệu trưởng trường Thiên Hựu mà đang dạy môn tâm thuyết nửa chừng phải bỏ dỡ để thay thế cha Nguyễn Văn Thành dạy môn phân tích tâm lý nhân vật qua các tác phẩm của Mai Thảo. Nhớ thượng tọa Thích Mãn Giác với bài giảng đạo đức học Phật Giáo. Cụ Giản Chi – Nguyễn Hữu Văn môn triết học Trung Quốc, người đã quy tiên cách đây mấy năm.

Các Giáo sư đều có năng lực, kiến thức uyên bác, đỗ bằng tiến sĩ ở các đại học nổi tiếng nước ngoài như Sorbonne, Belgique, Harvard, ...hoặc là những học giả đã viết sách rất có giá trị. Mỗi giáo sư giảng dạy đều có một tính cách, một phong thái đặc biệt. GS Lâm Ngọc Huỳnh, chiếc kính cận hơi trệ xuống mũi, phong thái uy nghi, nụ cười khả kính. Các bài giảng của thầy trong sáng rõ ràng, nhưng có điều thầy ít dành thời gian để sinh viên đối thoại. Ngược lại, thầy Nguyễn Đình Hoan, các giờ lên lớp của thầy kéo dài bằng những cuộc đối thoại bất tận. Thầy đặt câu hỏi và sinh viên trả lời. Phương pháp của thầy Hoan mang phong cách của Socrate.

Có lần sinh viên Như Ngân hỏi thầy Huỳnh : sao bài giảng của thầy em thấy trong sáng dễ hiểu, ngược lại bài giảng của thầy Hoan lại rắc rối, khó hiểu. Thầy khoa trưởng mỉm cười dí dõm : Tư tưởng tôi đi theo đường thẳng, còn thầy Hoan đi theo đường tròn. Sinh viên Như Ngân đã có gia đình mà vẫn chuyên cần đi học. Nhớ những lần đèo nàng trên chiếc xe Mobylette Pháp đưa nàng về ở đường Nhật Lệ trong Thành Nội. Nàng ngồi phía sau, tay quàng qua bụng rất tự nhiên.

Với cha Nguyễn Ngọc Lan, thì tính cách nhạy bén, linh động trong những giờ triết học gây nhiều ấn tượng cho SV nhất. Chiếc áo dòng màu đen ngã màu, tóc hơi rối, chiếc kính cận dày, Micro cài ở giây thắt lưng áo dòng. Trong giảng đường, gần hai trăm sinh viên nhìn cha Lan đứng trên bục giảng, cha Lan đã biến giờ triết lý khoa học khô khan thành bài giảng hấp dẫn nhất, nhờ sự khôi hài, dí dõm khi cha liên hệ minh họa bằng những mẫu chuyện thời sự nóng bỏng.

Nhớ đêm nghe nhạc qua máy magnétéphone tại nhà của anh chị Vĩnh Thái ở Thành nội, ly cà phê của Chị Nhung pha cho từng người đã làm cha Lan vui, cha nói: nếu lần nào về dạy cũng được uống cà phê của Nhung pha thì tôi phải tăng giờ dạy.

Cha Nguyễn Ngọc Lan là một người thầy, đồng thời lại là người bạn, người anh rất hòa đồng. Nhưng phải chăng nếu có một cái nhìn bi quan về cha thì đó là vì những động cơ mang tính chính trị. Sau năm 1975, cha tuyên bố cởi áo dòng và lập gia đình.

Cha đã về nước chúa mang theo những ảo vọng tốt đẹp. Tờ báo Đối diện của cha một thời là vũ khí sắc bén chống chế độ Sài Gòn, chống Mỹ - Sau năm 1975, tờ báo được đổi tên là « Đứng dậy », nhưng ra mắt được mấy số lại được ông nhà nước « đổi tên » lần nữa, tờ báo bị nằm xuống.

Với Giáo sư Lê Tôn Nghiêm thì mãi mãi là một nhà giáo đam mê tư tưởng triết học. GS Nghiêm ngồi trên ghế, hai tay chống lên bàn, mười ngón tay đan nhau, GS giảng Heidegger với một sự say mê thích thú, quên hết thế giới chung quanh.

Khi nghỉ 15 phút, tôi nghe GS Hoan vẫn gọi GS Nghiêm một tiếng cha, hai tiếng cha rất mực trân trọng. Tôi được biết GS Nghiêm nguyên là linh mục, thời gian giảng dạy tại Đại học Đà Lạt thầy đã yêu một ni cô. Cuối cùng hai người đã kết hôn, rũ bỏ cảnh giới tu hành. GS Lê Tôn Nghiêm về nước chúa đã lâu mà cuốn « Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương » của người vẫn còn mới. Ngày nay, thỉnh thoảng tôi vẫn còn đọc, mỗi lần đọc là một ý nghĩ mới, một khám phá không cùng.

Và một người thầy nữa mà tôi nhớ mãi, đó là thượng tọa Thích Mãn Giác. Thầy dạy môn Đạo đức học Phật giáo. Nụ cười hiền lành của người, bàn tay của người khi dạy, vừa nói thủng thẳn vừa xoa xoa cái đầu của mình. Thật là vui khi nhớ lại câu chuyện cô lái đò bên bến đò Thừa Phủ.

Các giáo sư đại học, các vị thầy quý mến của tôi có nhiều chuyện bên lề hấp dẫn nhưng qua những chuyện đó, với tôi, đó là sự tự do của các thầy. Tôi mãi mãi kính trọng các thầy. Hình tượng các thầy là năng lực dồi dào, là trí tuệ miên viễn, là tính uy nghiêm , đạo đức của nhà giáo, không tham lợi, không màng quyền lực. Yêu chân lý và sống vì chân lý.

Các thầy, cô của tôi, một số đã nằm xuống vì tuổi già, một số còn lại, người ra đi nước ngoài, người ở lại, bây giờ ở đâu ?...

Vinh quang thay cho tôi được theo học với các thầy cô một thời. Từ cô giáo lớp tiểu học trong xóm cho đến các thầy cô từ cấp trung học đến đại học.

Bây giờ, mỗi khi buồn bã, tuyệt vọng, tôi nghĩ về các thầy cô như một chút níu kéo, hy vọng, giúp tôi vượt qua những khó khăn, những phản cảm của xã hội hôm nay.

Đã trên 40 năm, tôi kiêu hãnh, hạnh phúc vì đã được sống, được ươm mầm trong môi trường giáo dục ngày ấy.

Một số thầy mà chúng tôi cập nhật, được biết là đã qua đời:

1. Linh mục Nguyễn Văn Thích

2. Linh mục Nguyễn Tiến Huynh

3. Linh mục Nguyễn Văn Thành

4. GS Nguyễn Ngọc Lan

5. GS Lê Tôn Nghiêm

6. Thượng tọa Thích Mãn Giác

7. Cụ Giản Chi Nguyễn Hữu Văn

8. Cụ Vương Hồng Sển

9. Thầy Trần Như Uyên

Một số thầy ngày ấy, niên kỷ đã quá cao. Chẳng biết bây giờ còn hay đã mất: Cụ Hàn, Cụ Hồ Đắc Định, thầy Phan Văn Dật, cụ Trương Văn Chình,

Được biết :

Trang  Tuấn Nguyễn ShowImage.aspx?claimer=elib.quancoconline

A.Viện đại học Huế được thành lập năm 1957. Viện trưởng đầu tiên là linh mục Cao Văn Luận

B.Viện điều hành các trường Đại học sau đây :

1. Trường đại học Sư phạm

Trang  Tuấn Nguyễn ShowImage.aspx?claimer=elib.quancoconline

2. Trường Đại học Văn khoa

3. Trường Đại học Khoa học

4. Trường Đại học Y khoa

Trang  Tuấn Nguyễn ShowImage.aspx?claimer=elib.quancoconline

5. Trường Đại học Luật khoa

Ngoài ra có một đơn vị cũng trực thuộc Viện Đại học Huế, đó là Viện Hán học. Đứng đầu là linh mục Nguyễn Văn Thích.

C.Đứng đầu trường Đại học là Khoa trưởng

D.Viện trưởng chủ trì hội đồng Khoa.

* Trường Đại học Văn khoa đào tạo sinh viên tốt nghiệp Cử nhân. Hệ đào tạo theo chứng chỉ (certificat). Nếu là cử nhân Giáo khoa thì ngoài chứng chỉ bắt buộc dự bị (năm mới vào), phải thêm 4 chứng chỉ chuyên ban. Nếu là cử nhân tự do thì 4 chứng chỉ có thể là nhiều ban (miển sao đủ 4 chứng chỉ).

Ví dụ cử nhân Giáo khoa, ban Triết Tây phương gồm có:

1. Chứng chỉ dự bị Văn khoa

2. Chứng chỉ Lịch sử triết học Tây phương

3. Chứng chỉ Đạo đức và Xã hội học

4. Chứng chỉ Luận lý và siêu hình học

5. Chứng chỉ Tâm lý học.

Nhưng trong 4 chứng chỉ trên (không tính CC Dự bị) mà có một chứng chỉ khác ban, ví dụ chứng chỉ Văn minh Việt Nam, thì văn bằng trên gọi là Cử nhân Văn khoa.

Trường Đại học Văn khoa gồm các ban Triết, Việt văn, Anh văn, Pháp văn, Sử Địa

Tất cả mỗi ban đều có 4 chứng chỉ chuyên ban. Ví dụ ban Việt văn gồm có : Chứng chỉ văn chương Việt Nam, chứng chỉ Ngữ học VN, chứng chỉ Văn minh VN, chứng chỉ Hán văn.

Ngoài năm đầu tiên sinh viên phải trải qua năm dự bị, sinh viên có thể ghi danh và thi mỗi năm 2 chứng chỉ. Sinh viên nào xuất sắc, có thể tốt nghiệp Cử nhân trong thời gian 3 năm. Sinh viên nào chậm nhất là 5 năm.

Thời kỳ chiến tranh, sinh viên được hoãn dịch học vấn với điều kiện, mỗi năm phải đỗ một chứng chỉ.

Ban giảng huấn :

Ban giảng huấn đều là những người đã tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ, hoặc tối thiểu là thạc sĩ ở nước ngoài. Nếu không thì điều kiện phải là những học giả, những tác giả đã có nhiều bộ sách được thẩm định là có giá trị.

Một số GS tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ nước ngoài giảng dạy tại đại học Văn khoa Huế như Lê Thanh Minh Châu, Nguyễn Thế Anh, Lâm Ngọc Huỳnh, Trương Tuyết Anh, Nguyễn Đình Hoan, Trần Thị Như Quê, Linh mục Nguyễn Tiến Huynh, linh mục Nguyễn Văn Thành, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, GS Lê Tôn Nghiêm, GS Nguyễn Văn Trung. GS Lê Khắc Phò, linh mục Nguyễn Hòa Nhã, linh mục Nguyễn Phương, GS Lý Chánh Trung, ...

Một số nhà văn, học giả, người viết nhiều sách, … như : Cụ Hàn, ông Hồ Đắc Định, ông Phan Văn Dật, linh mục Nguễn Văn Thích, ông Phạm Việt Tuyền, ông Nguyễn Hữu Văn, cụ Vương Hồng Sễn, ông Nghiêm Thẩm, ông Nguyễn Văn Xuân, ông Nguyễn Toại, ông Toan Ánh, cụ Trương Văn Chình, GS Vĩnh phối, …

Các bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về hoạt động của Viện Đại học Huế, có thể tìm hiểu thêm trên trên mạng, ví dụ bài của GS Nguyễn Văn Trường : « Huế, Viện Đại học, Cha Luận và chúng tôi »…

Tuấn Nguyễn .

http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=120192
Về Đầu Trang Go down
https://tudo.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1656
Join date : 24/11/2009
Age : 49
Đến từ : USA

Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeMon Mar 11, 2013 12:50 am

GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG *HỒI KÝ I

Trang  Tuấn Nguyễn Slide01





Huế
Viện Đại Học
Cha Luận
và chúng tôi...


Nguyễn Văn Trường


Huế, trong hồi ức của tôi, qua suốt ba thập niên dài, 1945 - 1975, là Huế của những biến cố, những biến động, của những huy hoàng và tang thương. Cho đến 54, Huế là cơ ngơi của Nguyễn triều, sống với niềm kiêu hãnh của một đế đô, có chật hẹp, có tù túng, nhưng gạo vẫn trắng, nước vẫn trong. Thành-phố của bình an và lặng lẽ. Nam Kỳ, tuy xa lạ với Nguyễn Triều suốt non một thế kỷ, vẫn nhìn Huế là Thủ Đô. Nhà Vua là linh hồn của giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Rồi ông Bảo Đại đi, ông Diệm về, Huế cũng vẫn là xứ sở của một triều đại mới, và vẫn được nuông chiều. Huế chỉ thực sự đi vào dâu bể của lịch-sử từ những năm sau 63.


Năm đó, khởi đầu bằng một cuộc cách-mạng, Huế lần hồi trở thành thành phố của hận thù, của tranh chấp, của những cơn sốt chính trị. Cha, thầy, sư sải, quốc cộng, sinh-viên, chợ Đông Ba, lên đường, xuống đường. Rồi Mậu Thân 68, cuộc thãm sát. Rồi mùa hè lửa đỏ 72, Quảng Trị thất thủ, Huế trở thành vùng địa đầu giới tuyến. Phập phòng lo âu. Rồi tháng 3, 75. Cuộc rút quân thê thãm. Từ đó Huế như đi khỏi đời tôi. Hay nói một cách khác, tôi sợ, mỗi khi nghĩ về Huế.


Nhưng đó là chuyện cũ. Từ đó đến nay, cũng đã thêm gần một phần tư thế-kỷ trôi qua. Tôi bây giờ đã già, lòng đã lắng xuống, để có những cái nhìn chín chắn hơn. Tôi bây giờ đã biết nói tới, nói lui, đã biết nhìn xuôi, nhìn ngược. Trong một tâm trạng hồi niệm, tôi muốn viết về Huế của một giai-đoạn ngắn ngũi, từ 57-63, mà chúng tôi thường gọi là giai-đoạn phát-triễn đại học. Tôi muốn nói về Huế của những năm bừng lên trong một khí sắc mới, nói đến sự hình thành của đại-học Huế, nói đến Cha Luận, nói đến lũ trẻ chúng tôi, không sợ trời, không sợ đất, khuấy động cái yên tĩnh của thành phố lặng lờ như giòng Hương giang đó. Tôi muốn nói một chút về phần đời của tôi và cái hạnh phúc nhỏ của riêng tôi, nhỏ mà thật bền, mà tôi đã tìm được trong thời gian 6 năm ở Huế.


Trang  Tuấn Nguyễn CVLUAN


Phải thành thật thú nhận, khi nhận sự vụ lệnh ra dạy ở Viện Đại-học Huế, cả gia đình, mẹ tôi và các anh chị tôi, không ai vui. Riêng tôi, tuy có cái thú phiêu lưu nơi đất lạ, nhưng nghe nói về Huế, thật không có gì hấp dẫn cuốn lôi. Huế là một nước khác, ngoài nước Nam-kỳ. Huế xa xôi. Huế tù túng, chắc không hợp với một thằng người nam, thích ăn tục, nói lớn, không có ý niệm về quyền uy, thứ bậc của triều đình mà âm vang vẫn còn đâu đó trong các giai-tầng xã hội Huế. Đại-học thời tân lập, mới hiện-diện trên giấy tờ. Ông Viện-Trưởng lại là một ông cha, cha Cao Văn Luận. Ngày đó tôi còn trẻ lắm, chưa biết sống theo lề luật, chưa biết tôn-trọng những giá trị tinh-thần, nhất là những giá trị tinh-thần có tính áp đặt tôn giáo. Tôi không rõ học với ai hồi nào, nhưng trong tôi đã có một thành kiến rất mạnh về các nhà tu: học không xong, cua gái, gái chê, nên mới đi tu. Ngày còn nhỏ, tôi vẫn tin, sáng sớm ra đường gặp ông lục[i] là cả ngày xui không thể tả. Tôi là một thứ Lệnh Hồ Xung. -Lạy các cha, các thầy, tha cho con, tha cho những vọng tưởng, vọng ngôn, vọng ngữ tồi tệ, không xứng đáng này.
Vậy là tôi ra Huế, và ở lại nơi này 6 năm, từ 1957, ngày viện đại-học mới thành-lập, cho đến 1963, khi viện đã trở thành một định chế văn hóa vững chắc. Tôi rời Huế, vào Sài-gòn, nhận nhiệm-vụ mới. Tôi đi, mang theo một người Huế bên tôi, mẹ của mấy đứa con tôi, và bây giờ là bà ngoại của đứa cháu suốt ngày gọi tôi: ”Ông Ngoại! Ông Ngoại!”. Huế không còn là Huế của những ngày tôi mới đến, Huế đã là một phần đời của tôi.
Với Viện Đại-Học Huế, với những em sinh-viên, học trò của tôi, tôi mang theo như những hành trang trân quý, mang theo cho đến bây giờ.
Với cha Luận, cái nhìn của tôi thuở ban sơ và bây giờ cũng khác đi nhiều. Cha là người linh mục độc nhất làm viện-trưởng một viện đại-học công lập. Nếu giáo sư Nguyễn Quang Trình là ông Viện-Trưởng đầu tiên, có công hóa giải sự chống đối việc thành lập Viện-Đại Học Huế của một số khoa bảng Sài gòn lúc bấy giờ thì cha Luận là ông Viện-Trưởng đã xây dựng và hình thành những cơ sở chính yếu của Viện Đại Học Huế: khởi đầu là trường luật, văn-khoa, khoa-học, sư phạm. Sau đó thêm trường y. Tôi có lắm dị đồng với cha viện-trưởng của tôi, nhất là trong mấy niên học đầu. Dị đồng, và mâu thuẩn, ở cái nhìn, cách hành sử. Cha là nhân-vật nhiều người bàn cãi nhất ở Huế trong giai đoạn đó. Người không thích cha thường nói:"Cha Thích[ii], chết về trời; cha Luận chết,..kẹt..dưới thế gian." Tôi nghĩ, vốn dĩ là con người, thì không ai là thánh, không ai hoàn hảo. Thiện ác, chánh tà, thời cũng do bởi ở tiêu chuẩn người đời đặt ra. Thương ghét, cũng tùy chủ quan được, mất của một người. Hôm nay, tôi viết về cha, lời viết sẽ không mang tính phán đoán.
Hôm nay, viết về Cha, tôi phân vân giữa hai từ: ngài hoặc cha. Có sự kính trọng người quá cố, nhưng không chỉ có bấy nhiêu. Tôi không viết một bài điếu văn để đọc tưởng niệm. Tôi chỉ muốn ghi lòng mến thương, và sự kính trọng chân thành từ trong sâu xa của tôi đối với Cha. Buổi đầu, trong giao tiếp hàng ngày, tôi xưng con và gọi ngài là Cha. Tôi không là người Ki-Tô-Giáo, nhập gia thì phải tùy tục, nên cũng có lắm ngở ngàng, lâu dần mới quen được với cách xưng hô đó. Bây giờ, tôi cũng chỉ muốn gọi ngài là cha, cha Luận, nhưng là do lòng kính mến.
Tôi cũng sẽ viết về Huế, viết về ngôi trường, viết về những đồng nghiệp, đồng sự, về những người sinh viên Huế, đến từ cái duyên tương ngộ với Cha.
Cha Luận là người đầu tàu, người tiên phong, lãnh-đạo trong việc xây dựng một viện đại-học công cho cả miền Trung Việt.
Ngài là người cho tôi duyên lành tương ngộ với cảnh đẹp, người đẹp của sông Hương, núi Ngự. Huế với tôi, đã trở thành là thơ, là mộng, là tình yêu, là tình người; tình người đồng sự, tình sư đệ, tình bạn. Huế mở đầu cho tôi một cuộc dấn thân, một tiến trình trách nhiệm, học hỏi, trăn trở, lo âu, sợ hãi, và hi vọng.
Huế, cảnh vật hiền lành, con người tao nhã, lễ nghi. Huế như một tiểu thơ, e ấp trong phòng the, mà lại muốn mọi người phải biết đến, phải trân trọng, không phải chỉ trong cái nhất thời, mà cả suốt chiều sâu lịch-sử. Huế muốn chuyển mình theo cuộc sống mới, mà vẫn muốn giữ nguyên nét cổ kính cố hữu không tìm thấy ở một nơi nào khác. Cho nên, viễn khách có bị cuốn lôi bởi nét tịch mịch, nên thơ của Huế, thì đồng thời cũng có chút khó chịu về những vẽ vời nghi thức. Người Huế không nói ăn, ngũ. Nói vậy là thô. Người Huế nói xơi, thời, ngơi, nghỉ. Cô gái Huế không mấy khi đầu trần, nhìn thẳng. Cô nhìn xuyên dưới vành nón lá, làm cô thêm vẽ thơ ngây, xinh đẹp. Lời không nói hết ý tình của Huế, vì lời không tải được hết ý, hết tình. Không hiểu được Huế nếu không hiểu ngôn ngữ của dấu hiệu, cử chỉ, thái độ, những biểu hiện trên gương mặt, trong ánh mắt, qua hơi thở nhẹ, hay trong tiếng cười thoảng.
Cứ nhìn những nét mâu thuẫn trong đời sống, trong cung cách của những con người xứ Huế... Từ sáng đến tối, cả một sư đoàn các cô, các bà bán bún bò, bánh canh, bánh nậm, cơm hến... đi khắp phố phường, đường hoàng trong chiếc áo dài cố hữu, có những mãnh vá, có chỗ bạc màu, có bụi đường, có mồi hôi, như thách thức với tiết trời nóng nực của mùa gió Lào, như nhắn nhủ phải gìn giữ cái nếp, cái nền, cái phong, cái cách.
Tôi nhìn thấy Huế như thế đó.
Tôi đến Huế như một kẻ lạc loài, ngây ngô, hoang dại. Không giống ai trong cách ăn mặc, trong cử chỉ, thái độ, ngôn từ. Sự ân cần của các vị đồng sự[iii] có thể là một việc đương nhiên trong tập tục xứ thần kinh: trọng kẻ sĩ. Điều này cho tôi một khích lệ vô cùng lớn, nhưng cũng lắm ngại ngùng lo âu. Tôi ngại không đáp ứng được những yêu cầu, những mong đợi của sinh viên, của phụ huynh, của các bạn tôi, nói chung của người dân xứ Huế. Tôi đâu muốn làm kẻ sĩ, hay đóng vai kẻ sĩ. Tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ là một giảng nghiệm viên[iv], và mong muốn có một cuộc sống bình thường. Chỉ mới vài tháng trước, chớ đâu lâu lắc chi, tôi còn đi học, đi thi, còn làm giám thị nội trú cho một trường trung học, còn dạy mỗi tuần tám tiếng cho một trường trung-học ở Pháp để kiếm sống. Giờ đây, bỗng nhiên trở thành quan trọng, được đứng lớp dạy Toán Học Đại Cương, Toán Lý Hoá, Năm Thứ Nhất Trường Đại Học Sư Phạm; đôi lần được hứa hẹn sẽ là một ông quyền Khoa Trưởng; tương lai thật “xáng lạng”. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tôi lại nhìn sự việc tối tăm hơn. Thư viện quá thô sơ, lai rai vài quyển sách cho học trò. Ngoài phố, lơ sơ mấy tiệm sách nghèo nàn, nghèo như người học trò xứ Huế. Đồng nghiệp cùng chia nhau công việc dạy toán, chỉ có một: anh Nguyễn Văn Hai[v]. Cả hai đều là cá mè một lứa. Trên không có thầy, dưới không phụ tá, vì giảng nghiệm viên là cấp bậc thấp nhất đếm từ trên xuống trong đẳng cấp đại-học, và trong hầu hết các khoa, là bậc cao nhất từ dưới lên, trong trạng huống không mấy bình thường của Đại Học Huế buổi đầu.
Còn bên ngoài, nói chung Huế hiền mà không hiền. Thành phố nhỏ, đi xuống, đi lên, chỉ có hai con phố. Bên dưới cái trầm yên, tĩnh mịch ấy, là những cơn sóng. Dễ mà khó, cái khó gấp trăm lần những cơn giông bảo gào thét của miền Nam. Huế có Tổng Thống, có “Ông Cậu”, có Đức Tổng Giám Mục, có Thượng Tọa Trí Quang, Thiện Minh, Trí Thủ,... Huế còn là cái nôi của chế độ[vi]. Nhưng Huế có những dồn nén...Huế nghèo, Huế cũng là nôi của những tham vọng của những người làm tôn giáo, làm chính trị. Nhưng cũng vì đó mà Huế đáng thương biết bao nhiêu, cũng cơ cực biết bao nhiêu, thiệt thòi biết bao nhiêu. Và việc mở một trường đại-học cho những con người cần cù, hiếu học vào lúc đó, âu cũng là một đền bù. Chỉ tiếc rằng trong lúc mọi nguời đang chăm lo mở mang cuộc sống của người dân Huế, trong lúc mà viện đại-học đang trên đà phát triển, thì bỗng dưng Huế lại phiêu lưu vào những đấu tranh chính trị, dành dựt phe phái, làm cho cuộc sống đã khó khăn, trở nên khó khăn hơn gấp bội. Âu đó cũng là mệnh trời.
Có lẽ vì Huế là vậy mà đông đảo những người con của Huế tìm phương lập nghiệp ở những nơi khác. Thoảng hoặc họ có trở về, cũng chỉ để thăm viếng, cúng kÿ mà thôi. Huế đi để mà nhớ, chứ không phải sống để mà thương. Cha Viện Trưởng, vài năm trước khi thành lập Viện Đại Học Huế, đã có kế hoạch trồng người. Cha gởi nhiều học trò giỏi đi du học. Muốn là giáo chủ, khai đạo, phải có tông đồ. Nhưng tông đồ của cha, người đi thì có, người về không mấy ai. Cha tự an ủi: “Ở Sài gòn, tức là thủ đô thời bấy giờ, quí vị ấy giúp Cha nhiều hơn.”
Và cũng vì thế, cha phải tuyển các hộ pháp, thời quân, sứ giả của cha ở nhiều nguồn khác nhau: tại chỗ, Sài gòn, Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Bĩ,..và đa số thì rất trẻ. Bên những bậc cha anh--như Cụ Nhu, Cha Thích--bọn trẻ học hỏi và trưởng thành. Tôi bỗng dưng trở thành thời quân của Cha. Cũng tội cho tôi. Nhưng tôi đã được đền bù. Cuộc đời tôi nhờ đó mà đi lên.
Triều đình của Cha lúc bấy giờ có: Lê Khắc Pho[vii], “Tổng Bí Thơ” và một “Ban Bí Thơ Trung Ương” gồm toàn những hiền tài, quí ông, bà: Đỗ Ngọc Châu, Trần Đinh, Mệ Viễn Dung, Đinh Văn Kinh, Trần Thị Như Chương, Bùi Trí, Nguyễn Văn Thùy, Tôn Thất Quỳnh Thọ, Paul Vogle, Lương Hoàng Phiệt, Nguyễn Bính... Nói chung, nhân sự tương đối khá mỏng và hầu hết đều là bậc trưởng lão. Thế nhưng, sự hiểu biết, lòng tích cực và chân thành trong công tác đã giúp cho Viện Đại Học qua những khó khăn lớn nhỏ của thuở ban đầu. Chí đến ngài “Tổng Bí Thơ”, với một bên ngoài khắc khổ và khắc khe, và lúc nào cũng đạo mạo trong âu phục, chẳng mấy khi rời cái áo bành tô, như sợ lạnh, nhưng thật sự, không “lạnh chân”, “lạnh cẳng”, không ngại khó như dáng vẽ của anh. Lòng anh lúc nào cũng nhiệt tình với đồng nghiệp, với sinh viên, với sự mở mang của Viện.
Viện Đại Học Huế thành lập do Sắc Lệnh ngày 1 tháng 3 1957 (SL 45/GD, do Bộ Trưởng Nguyễn Dương Đôn ký), và khai giảng vào tháng 9, 1957.
Về việc sáng lập Viện Đại Học Huế, giáo sư Nguyễn Văn Hai có viết[viii]:
“...Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đình Diệm ra Huế. Lẽ tất nhiên ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế nói riêng. Linh Mục Cao Văn Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết học tại trường[ix]. Ngài năn nỉ tôi tổ chức diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ý đặt điều kiện là Ông Diệm phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại Học tại Huế để con em miền Trung nghèo có cơ hội cầu tiến. Lời yêu cầu cũng vừa hợp ý ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới mặc đồng phục quần trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đòi mở Đại Học Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón. Sau đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm giữ lời hứa cho mở Đại Học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở Sài gòn. Đại học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên môn, và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đã góp công xây dựng nước Việt Nam.”
Trực thuộc Viện có Viện Hán Học, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và các Khoa: Văn Khoa, Khoa Học, Sư Phạm, Luật Khoa, Y Khoa[x].
Nói chung cấu trúc Viện khá qui mô.
Triều đình mõng. Lực lượng sứ giả truyền giáo lúc bấy giờ cũng rất mỏng so với qui mô các khoa viện, trường trực thuộc. Một số lớp trường Khoa Học, Văn Khoa và Sư Phạm được ghép học chung, một số giáo sư được mời từ Saigòn ra dạy, vì thiếu nhân viên giảng huấn.
Sau đây là danh sách quí vị Khoa Trưởng và Giám Đốc đầu tiên của Viện Đại Học Huế:
Văn Khoa: Ông Lê Văn Diệm
Khoa Học: Bs. Vũ Đình Chính, Ông Trần Văn Bé.
Sư Phạm: Ông Lê Văn
Luật Khoa: Bà Tăng Thị Thành Trai, Ông Phan Văn Thiết.
Y Khoa: Ông Lê Tấn Vĩnh, Ông Lê Khắc Quyến.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật: Ông Tôn Thất Đào
Viện Hán Học: LM Nguyễn Văn Thích.
Ban Giảng Huấn của những năm đầu của các khoa, trường, viện: Trần văn Bé, Nguyễn Thị Bão Xuyến, LM Urbain, Lê Thanh Minh Châu, Tôn Thất Đào, Lê Văn Diệm, Sư Huynh Ferdinand, Nguyễn Văn Hai, Trần Kinh Hòa, Tôn Thất Hanh, Hồ Thị Hường, Lê Hữu Mục, Bùi Nam, Trần Quang Ngọc, LM Nguyễn Phương, Cụ Nhu, Lê Đình Phòng, Lê Khắc Quyến, Phan Xuân Sanh, Krainick, Trần Nhật Tân, Trần Văn Tấn, LM Nguyễn Văn Thích, Bùi Hòe Thực, Nguyễn Toại, Tăng Thị Thành Trai, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn văn Trường, Lê Tuyên, Lê Văn, Lê Bá Vận, Nguyễn văn Vĩnh, Lê Trọng Vinh, Trương Đình Ý, Lê Yên,......
Ban Thỉnh Giảng của những năm đầu: Đặng Đình Áng, Nguyễn Chánh, Trương Văn Chình, LM Trần Thái Đỉnh, Âu Ngọc Hồ, Phạm Hoàng Hộ, Trương Bữu Lâm, LM. Lê Văn Lý, Lê Tôn Nghiêm, Từ Ngọc Tỉnh, Nguyễn Quang Tuân, Thái Công Tụng, Bùi Quang Tung, Phạm Việt Tuyền, LM Thanh Lảng, Lê Tài Triển...
Nghĩ cho cùng người sứ giả hữu hiệu nhất để giới thiệu Viện Đại Học Huế chỉ có thể là các sinh viên của Viện. Rời khuôn viên đại-học, họ tung cánh bay đi. Họ là quân nhân, là công nhân viên chức, là giáo chức, luật sư, bác sĩ, hành nghề tự do. “Họ đã góp phần xây dựng nước Việt nam.”[xi]. Hiện nay họ rải rác khắp năm châu, và hầu hết đều minh chứng một cá tính, một khả năng đáng kính phục.
Tôi may mắn được sớm biết Tiến Sĩ Dzương Đức Như[xii], giáo sư Anh Văn, học giả, nghiên cứu Hán, Nôm, hát chèo, hát nói, thật đa tài, Tiến Sĩ Ngô Đồng, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Quảng Đà, Tiến Sĩ Nguyễn Đức Kiên, nguyên là Khoa Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Bác sĩ Trần Đình Tùng, nguyên Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Triều Châu, Tiến sĩ Võ Văn Thơ, hiện nay là giáo sư của một Đại Học Canada.
Tôi có duyên học đạo với Ni Sư Trí Hãi trong một thời gian khá dài. Và khi đến Houston được duyên may tương ngộ với Bác Sĩ Nguyễn Văn Thuận[xiii]. Tôi không những được thưởng thức văn của Từ Nguyên, Trần Hoàng, mà còn đàm thoại, đổi trao cái nhìn về thế sự. Có khi tôi nhờ Từ Nguyên, đọc, góp ý, giúp cho lời văn của tôi trôi chảy, mạch lạc hơn. Từ Nguyên, Trần Hoàng có một thể văn đa dạng có cái sắc bén của ngòi viết đấu tranh, có cái trung thực của con người cầm bút. Khi nói về tình, tình mẹ, tình cha con, tình chồng vợ, tình anh lính chiến, tình quê hương, Từ Nguyên có thể làm cho người đọc dễ sa nước mắt. Tôi có cái duyên tương ngộ với những con người nhiều khả năng, nhiều sắc thái đặc thù, hơn hẳn các thế hệ đàn anh trong nhiều bình diện.
Và còn nhiều người khác nữa.
Tên của họ: Bùi Thị Ấu Lăng, Bùi Xuân Diêu, Phan Bang, Trịnh Viết Bách, Nguyễn Mộng Giác, Lê Thanh Hà, Tôn Thất Hà, Phạm Hòa, Đoàn Khoách, Hồng Khuê, Nguyễn Phụng Hoàng, Nguyễn Văn Hường, Trương Thị Lệ Khanh, Trương Thị Kim Sa, Nguyễn Ký, Nguyễn Khắc Lãng, Nguyễn Phú Liễm, Lê Thị Liên, Tôn Thất Liệu, Vương Thúy Nga, Nguyễn Nhuận, Hồ Thanh Phác, Tôn Thất Quÿ, Tôn Quang Sung, Nguyễn Bá Tiết, Tôn Nữ Tiểu Bích, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thọ, Lê Mậu Thống, Dương Đình Tri, Lê Thị Tường Loan, Võ Văn Thơ, Trần Tuệ, Dư Tế Xuân, Vĩnh Quyền, Vĩnh Thiều, Nguyễn Gia Ứng... Gặp lại họ, gương mặt, mái tóc họ đã có nhuộm chút nét thời gian, nhưng mỗi người đều có một nét đẹp riêng, nói lên những khả năng, nghị lực, cá tính, ẩn tàng đâu đó như cái đẹp cố hữu của xứ thần kinh.
Và còn biết bao nhiêu người tôi muốn nhắc tên.
Tên tuổi họ có thể không nói nên nhiều. Nhưng với tôi, như gắn liền khắc cốt. Cũng dễ hiểu vì cuộc sống thầy giáo của tôi khi về nước bắt đầu với họ. Cho nên, tôi không thể quên một Châu Khắc Túy, nhỏ người, thư sinh, rất vui nhưng cũng rất liếng láu, chuyên viên “câu giờ”, mà tránh được mọi khắc khe của kỷ luật thời bấy giờ. Được biết anh không còn nữa, anh là nạn nhân của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Ngay hai năm đầu, hai sinh viên của tôi, một ở ban Toán cấp tốc, một ở ban Lý Hoá, viết thơ, ghi rõ tên họ và địa chỉ quở rằng tôi quá nóng tính, mà nóng tính thì chẳng dạy “mô tê”[xiv] gì được; chỉ làm cho người học rối rắm, chẳng học được “mô tê” gì.
Tôi tìm gặp ở các em cái đẹp đặc thù ấy.
Tôi học ở các em sự khiêm cung, độc lập, thẳng thắn, chân tình, cần cù chịu khó và trách nhiệm.
Tôi học ở các em nghề dạy học, học sống trong tình sư đệ; nhờ các em tôi học tình đồng liêu, tình quê, tình người. Nhưng chắc chắn không chỉ là có bao nhiêu đó. Thật khó mô tả cái đa dạng, đa màu, những cảm nhận của một thời, thành lời, thành ý.
Sáu niên học ở Viện Đại Học Huế (1957-1963), bể dâu lắm chuyện. Nhưng đặt thù cho giai đoạn “lập quốc” này, thiết nghĩ các sự việc sau đây là nổi bật nhất:
Trong một chừng mực nào đó, Viện Đại Học độc lập đối với các đảng phái chính trị, tôn giáo và tự trị đối với chính quyền. Tự trị và độc lập là hai từ lớn. Nếu không nói rõ nghĩa thì hoặc chúng trống nghĩa hoặc có nhiều nghĩa nên dễ ngộ nhận.
Theo văn bản, thì Viện Đại Học tùy thuộc Bộ Giáo Dục. Cụ thể như sau đây:
“Về học vụ, sự thành lập các khoa, trường, ngành học, văn bằng, chứng chỉ phải do Bộ Giáo Dục chấp thuận.
Về nhân viên, việc tuyển dụng, lương bổng, thăng thưởng, sa thải phải do Bộ Giáo và Tổng Nha Công Vụ chấp thuận.
Về Ngân sách: Quyền chuẩn chi[xv] được ủy nhiệm cho Viện Trưởng.”[xvi]
Như vậy, về hành chánh,Viện Đại Học trực thuộc Bộ Giáo Dục, và có thể bị chi phối bởi Bộ Giáo Dục và Tổng Nha Công Vụ.
Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi không cảm thấy một sức ép nào từ những cơ quan nêu trên. Sự duyệt y các kết quả thi cử, các văn bản thành lập phòng ban, v.v. có khi là cần thiết. Tự trị không có nghĩa là không luật pháp. Nhà nước cung cấp ngân sách cho Viện, sự biện minh các chi tiêu, sự kiểm soát đương nhiên là cần thiết. Có điều là khi mình thấy thong dong trong luật pháp, mình không cảm nhận bị buộc ràng, gọi như thế là tự trị, một sự tự trị thực tế, chủ quan và tương đối.
Viện đứng ngoài mọi đảng phái chính trị kể cả đảng chính quyền, các tổ chức tôn giáo. Gọi như thế là độc lập. Nhưng trên hết, tư trị và độc lập của nền giáo-dục đại-học nằm ở chỗ tự do truyền bá, phát huy, và thu nhận của giáo chức và sinh viên. Lẽ dĩ nhiên là trong một giới hạn khả chấp. Điều này là một giá trị hiễn nhiên của nền giáo dục Miền Nam, và là một điểm son của chế-độ.
Sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối của Viện Đại Học được minh định rõ trong những văn bản mà đôi bên, chính quyền và viện đại học đều nghiêm túc tôn trọng.
Từ nào cũng có nhiều nghĩa, tùy cái nhìn chủ quan của mỗi người. Cho nên, những văn bản có thể giải thích khác nhau, và trong việc này đôi bên đều tỏ thiện chí, và biết tương nhượng trong những giới hạn của khả năng của đôi bên.
Giáo dục là đường dài. Cổ văn viết đó là việc trăm năm trồng người. Nhà cầm quyền thời bấy giờ, có hiểu điều này và có dành cho chúng tôi một sự cảm thông ít có.
Dầu vậy, vẫn có những va chạm, xung đột gây ra nhiều thử thách. Sau đây là những thử thách mà tôi còn nhớ.


Sức ép chính trị.
Có một lần chúng tôi được rỉ tai rằng là sinh viên và chúng tôi phải gia nhập Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, đi học và đi làm phải mặc đồng phục màu xanh. Chúng tôi trình bày những thuận nghịch; lợi đâu không thấy, cái hại thì vô cùng. Các Viện Đại Học Quốc Gia không thể là nôi của một phong trào chính trị, huống chi phong trào này là tiền thân của Đảng Cần Lao Nhân Vị. Trong bối cảnh riêng của Huế, tổ chức đại học chưa được ổn định. Phụ huynh và sinh viên đã tõ thấu hiểu thực tế của đất nước, đã chấp nhận cái ban sơ thiếu thốn mọi điều của Viện Đại Học. Chính trị hóa môi trường sinh-hoạt đại-học chỉ làm cho mọi sự rối rắm thêm. Chúng tôi không thể để việc dạy, việc nghiên cứu ngưng đọng lại, hay trở thành phụ thuộc. Chúng tôi không muốn và không thể mang một nhản hiệu chính trị nào, để phụ huynh và sinh viên ngộ nhận rằng chúng tôi là những con rối chính trị, hay cố tình dùng Viện Đại Học làm bức thang cho sự nghiệp chính trị. Chúng tôi cũng không thể để học sinh mình và chính mình bị ép buộc vào một đảng phái chỉ vì muốn học, muốn mở rộng kiến thức, muốn có một cái nghề, hay một sinh kế. Chính quyền cũng không thể vì nhu cầu của một khắc mà chà đạp trên những văn bản mà chính mình long trọng lập ra chỉ vài năm trước đây. Có người nói rằng trong chúng tôi có những con mọt, những con người muốn lập công, muốn tiến thân trên nấc thang chính trị. Thiết nghĩ, nghĩ khác và làm khác là việc bình thường; nhưng trong đội ngũ chúng tôi, rất khó có những con người phủ nhận những nguyên tắc sinh hoạt nghề nghiệp của mình.
Cơn lốc qua, chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường thuở trước, mỗi người trở lại cái tự do chọn lựa chính trị hay phi chính trị của riêng mình.
Một lần khác, vào dịp hè Bộ Giáo Dục tổ chức một khóa Hội Thảo về Cần Lao Nhân Vị cho giáo chức đại học ở Suối Lồ ồ. Chỉ thị là tất cả chúng tôi đều phải có mặt; dĩ nhiên là ngoại trừ có lý do thích đáng, nhưng bên trong qua lời lẽ các viên chức của Bộ Giáo Dục thì không có một lý do nào chính đáng cả. Học triết thuyết về đường lối chính sách của chính quyền chỉ có thể là một điều tốt. Nhưng một số chúng tôi, vì cái ương ngạnh của tuổi trẻ, đã nhẹ nhàng xin Cha Viện Trưởng ký một sự vụ lệnh tổ chức trại hè ở Đà Lạt cho sinh viên Sư Phạm, ngay trong những ngày ấy. Ông Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục có thúc dục bảo dẹp tất cả, để đi học. Chúng tôi không vâng dạ được, vì có nhiệm vụ lệnh trong tay. Sau đó ông có la to, dọa lớn, tay có dơ cao, nhưng rồi lẳng lặng rút về.
Được những điều này có thể là nhờ cái vị thế đặc thù của Cha Viện Trưởng. Cũng có thể là nhờ thái độ của quí vị đàn anh trong Viện Đại Học Sài Gòn. Cũng có thể là nhờ sự hiểu biết của chính quyền lúc bấy giờ. Cũng có thể là cái hồn ma tự trị đại học ghi trong qui chế mà người Pháp để lại cho Viện Đại Học Sàigòn còn chập chờn đâu đó trong lòng người. Cũng có thể là Bộ Giáo Dục hay Chính Quyền chưa rãnh tay để đưa chúng tôi vào khuôn nếp. Sau mươi hôm khủng hoảng, gió lặng, cuộc sống trở lại bình thường, nhưng tôi cảm thấy gần Cha Viện Trưởng của tôi hơn: chúng tôi đã cùng nhau trong một chiến tuyến.
(XEM TIẾP PHẦN II)

http://son-trung.blogspot.ca/2012/10/hoi-ky-cua-gs-nguyen-van-truong.html

Về Đầu Trang Go down
https://tudo.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1656
Join date : 24/11/2009
Age : 49
Đến từ : USA

Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitimeMon Mar 11, 2013 1:17 am

CHUYỆN KỂ 3 XÓM



CHỢ DINH, BÃI DÂU, PHÚ HẬU

Khi tôi lên 5, 6 tuổi cũng là lúc đoàn quân viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam. Tôi nhớ trên bờ bến đò Chợ Dinh, có một lô cốt cao sừng sững. Kí ức tôi ghi đậm, thỉnh thoảng có một vài người Pháp, nhớ tiếc một thời vàng son, khi đến bến đò, họ vào lô cốt, mang theo máy ảnh. Có lẽ họ vào trong đó, leo lên cao để chụp ảnh lưu niệm trước khi về nước?

Đó là thời điểm mà những chiếc xe GMC chở từng toán lính Pháp đi ngang qua nhà tôi, khi thấy bọn trẻ con chúng tôi, họ quăng xuống nào kẹo, bánh và có cả những gói thuốc lá hiệu MIC với hình bà đầm trên gói thuốc.

Cha tôi khởi nghiệp bằng nghề rèn khi ông từ giả làng Hiền Lương về lập nghiệp tại thành phố, nơi đầu tiên ông đến là Bao Vinh để học nghề. Bao Vinh là một làng rèn, đa phần đều xuất phát từ làng Hiền Lương.. Nhờ sự cần cù, chịu khó, cha tôi đã được cảm tình một khách hàng đến đặt làm một bộ dao kéo. Đất ở Chợ Dinh, ngày nay của gia đình tôi chính là nhờ sự giúp đỡ của vị khách ấy.

Đó là thầy Tôn Thất Chương.

Thời gian vật đổi sao dời. Năm 1979, sau khi cha tôi qua đời. Hôm ấy tôi có mặt tại Huế để tham dự cúng tuần cho cha. Một buổi chiều, một người đàn ông mặc áo dài đen, quần lảnh trắng, đạp xe dừng lại, vào nhà tôi. Tôi cúi đầu chào. Người đàn ông nói:

- Cho phép tôi được vô thắp hương cho thợ!

- Dạ, con mời thầy!

Hôm ấy nhà chỉ có bà chị dâu và anh tôi ở bên An Cựu qua. Tôi chẳng biết ai nhưng anh tôi nói, đó là thầy Tôn Thất Chương.

Điều tôi ghi nhận và lấy làm ngạc nhiên là những cử chỉ của thầy Chương khi làm lễ cúng cho cha tôi. Ông thắp hương, vái 3 vái xong kéo một cái ghế ngồi trước bàn thờ. Ông ngồi với tư thế thẳng lưng, quyển kinh để trước mặt. Ông đọc kinh. Tôi ngạc nhiên, lấy làm lạ, sao ông không tụng như bình thường các nhà sư khác. Ông nói chuyện với cha tôi như là cha tôi đang ngồi với ông, nghe ông chuyện trò. Chốc chốc ông lại gõ một tiếng chuông.

Bạn có thấy lạ không?

Cứ như vậy chiều nào thầy Tôn Thất Chương cũng đến ngồi nói chuyện với cha tôi, tiếng rất nhỏ. Tôi không dám đến gần để nghe. Tôi vẫn tự hỏi và tự trả lời: Thầy Chương đã “thông linh với cha tôi”.

Thầy Chương chắc đã về cõi Niết bàn. Tôi vẫn cầu mong như thế và nghĩ rằng với thời điểm hôm nay, hẳn thầy không còn tại thế.

Ngôi nhà đầu tiên của cha tôi ở Chợ Dinh là một nhà ba căn hai chái, xây bằng vôi Long Thọ (ngày ấy chưa có ciment), lợp ngói. Nhà có xưởng làm, đối diện với đường Chi Lăng, nhìn xuống bến đò Chợ Dinh. Đó là nhà rèn, có chái bằng tranh thay cửa. Ban ngày chống lên để làm nghề. Ban đêm sập xuống để ngủ.

Ngôi nhà cũng thay đổi dần cùng với tuổi thơ của tôi, khang trang hơn, rộng rãi hơn. Đó là một tiểu thế giới đầy ắp tiếng cười, giọng nói. Nơi tôi lớn khôn theo từng năm tháng với môi trường chung quanh, với những người hàng xóm thân thiện.

Mãi đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ từng ngôi nhà, sân vườn, đâu đâu tôi cũng đều tìm thấy dấu tích kỉ niệm.

Đi thẳng, là về bãi Dâu, con đường với lối đi gập ghềnh, nhà cửa hai bên, rộng rãi, thoáng mát. Sân vườn, cây cối xanh tươi, nhiều cây ăn trái.

Đường này, nhiều gia đình thân quen với gia đình tôi.

Nhà ông Thị Vinh với hai chị em xinh xinh, Túy, Vui. Ngôi nhà của ông Thị Vinh lọt thỏm trong một khu đất rộng lớn, với vườn cây tõa bóng mát. Mỗi lần hai chị em chúng tôi đến chơi, lúc nào cũng được ăn trái cây, ngôi ở bến, nhìn nước sông Hương và nghe ba bà chị nói chuyện huyên thuyên…

Tôi nhớ những chiều đi tắm Bãi Dâu.

Dòng sông ở đây nước cạn và trong, nhất là buổi sáng mùa hè, tôi thích thú ngắm nhìn những đàn cá lượn, lại có cả những con nuốt hay sứa. anh tôi vẫn bảo, đụng vào sứa là ngứa lắm!

Bạn biết đó, Bãi Dâu hấp dẫn dân thành phố đổ về nườm nượp, nhất là những chiều thứ bảy, không thua gì biển Thuận An. Có lẽ đặc điểm của nó là nước cạn, trong và có rất nhiều bến để tắm, không dơ, sạch.

Tuy vậy vẫn có người đi tắm bị chết đuối. Do lội quá xa, bị vọp bẻ và không bơi được. Mỗi lần có người chết đuối là xóm Chợ Dinh – Bãi Dâu ồn ào hẳn lên, tấp nập người đi xem. Có một điều tôi vẫn khó hiểu là, tại sao người chết đuối nằm đó nhưng khi có người thân đến thì bỗng nhiên nước mắt chảy, máu trào ra ở khóe miệng?

Bãi Dâu còn là nơi tập trung làng nghề trồng tĩa, bốn mùa rau trái. Mùa hè, bọn chúng tôi sau khi tắm xong, trời chạng vạng tối, chúng tôi len lõi vào trong các bãi trồng dưa gan, khoai lang, chúng tôi hái trộm dưa, khoai, mang về nhà, cả bọn dùng chung, hoặc để tổ chức trò chơi buôn bán, rất thú vị.

Trên đường đi về Bãi Dâu, ngang qua nhà cô Tư tôi lại ngước nhìn hai cây đào trước sân, mùa ra trái, đào rụng lộp bộp. Tôi vẫn thường dừng lại để nhặt những trái đào vương vãi trên sân.

Chuyện về nhà cô Tư gợi cho tôi nhiều kỉ niệm còn nóng bỏng như vừa mới xảy ra. Vườn đất nhà cô Tư rộng. Mặt tiền hướng ra đường về Bãi Dâu, vườn sau lại ăn thông qua đường Ôn Như Hầu, tiếp cận với nhà bác Giai.

Nói đến vườn sau nhà cô Tư, tôi nghĩ đến cái giếng, cây khế to, tõa vòm lá, che phủ giếng, trái rụng đầy trên sân. Cô Tư vẫn thường hay ra rửa ráy tại giếng nước trong này. Có lần, bọn chúng tôi từ bên nhà bác Giai, ở vườn sau cầm đá ném những trái khế đỏ chín trên cây. Mấy đứa định chui qua nhặt, bỗng nhìn qua bên giếng, thoáng thấy cô Tư, kéo quần, kỳ cọ rửa ráy. Cả bọn bấm nhau đỏ mặt, mắc cở. Trong nhà có anh Bửu Chiêm, Bửu Ngô là bạn anh Hiền. Hai anh vẫn thường hay lên nhà, trao đổi chuyện học hành, chuyện linh tinh với anh Hiền.

Nhà ông Vạy, đối diện nhà cô Tư, phía bên kia đường, ở trong một xóm gồm nhiều nhà: nhà ông Vạy, nhà ông Bát, nhà ông Thạc, ... sát sông Hương, chuyên cung cấp cát sạn cho các nơi làm nhà, xây dựng. Ở đó có Thanh, Lu, Xẹp, Em, Ghe, ...bạn anh Cự.

Nhà ông Bát, chuyên đi tụng kinh, cúng cho các gia đình có tang, có đám giỗ. Con trai của ông Bát là anh Thơm, bạn các anh tôi. Có một câu chào rất độc đáo, mỗi lần gặp nhau, đó là : “Hòm!”. Anh Thơm đang đi ngoài đường, thấy anh Hiệp đứng trước cửa ngõ. Thế là anh Thơm cất tiếng:

- Hòm!

Anh tôi mĩm cười chào lại:

- Hòm!

Ở dưới Bãi Dâu, sát trên bờ sông, bãi tắm, có nhà bác Mau, kéo xe ba gác thường xuyên cho cha tôi. Mỗi lần cha tôi lên mua sắt để làm cửa kéo, cửa bông ở đường Huỳnh Thúc Kháng, dọc bờ sông để chở về là gọi bác Mau. Đó là người đàn ông cao, khỏe mạnh, da đen sạm, tính tình vui vẽ, hiền lành. Một bữa, cha tôi đang la các anh tôi, vừa lúc bác Mau kéo xe hàng về. Cha tôi oang oang:

- Đồ quỷ chứ con! Đúng là ngủ quỷ! (ý ông ám chỉ 5 anh em trai chúng tôi).

Bác Mau đã trả lời dí dõm:

- Mô rứa!, ngủ hổ đó chớ!

Rẽ phải là bến đò Chợ Dinh, đường xuống bến khoảng 40, 50 mét, đường rộng, hai bên là nhà dân, nền cao, để tránh lụt. Dưới bến, có người ngồi trong chòi tranh để thu tiền qua đò. Chợ Dinh lưu lượng khách qua về tấp nập. Họ là những người ở các làng như Tây Thượng, Ngọc anh, Dưỡng Mong, Cổ Bi, Vỹ Dạ, …qua bên này, buôn bán, đi làm công chức, học sinh đi học , …

Khi chuyến đò ngang vừa cặp bến. Khách số đông gánh hàng sang bán ở Chợ Dinh. Vài học sinh đi học. Thấp thoáng vài tà áo trắng nữ sinh.

Từ ngã tư, bác Tam thu thuế đã chực sẵn để dán thuế. Cách phục sức của bác Tam rất đơn giản, y phục truyền thống. Quần lảnh trắng, áo bà ba màu nâu hay đen. Chân đi dép có quai sau. Đầu đội nón lá. Đặc biệt bác đi chiếc xe đạp bằng duralumin sáng loáng, chiếc xe đạp này tôi nghĩ là xe của Pháp nguyên chiếc.

Khi người bán hàng gánh hàng bước xuống từ trên đò, thì bác Tam đã chờ sẵn. bác Tam thuế đã đưa tay bảo họ ngừng. Bác xem hàng, rồi lôi ra một cuộn giấy thuế màu, xanh, vàng, trắng, đỏ. Mỗi màu ghi một loại tiền. Bác xé giấy thuế và dán vào chiếc dóng của người đi bán. Người đi bán căn cứ vào số tiền đã ghi sẵn trên giấy để trả tiền. Có khi người bán không đồng ý vì số tiền theo họ quá cao. Thế là có một cuộc cãi vã to tiếng và tiếp theo là một tràng chưởi rất có bài bản. Lúc khởi đầu là do người đi bán chưởi. Bác Tam phản ứng chửi trả, không những thế, bác Tam vừa chửi vừa dở nón người bán hàng lên để họ tiếp nhận chửi cho rõ, cho tường tận!. Thế là một trận thư hùng chửi rất nhuần nhuyển, có bài bản, lớp lang.

Tôi không hiểu tại sao ngôn ngữ chưởi họ thu nhặt ở đâu mà nhiều và phong phú thế.

Ai dám bảo chửi là không có văn hóa!

Nghe họ chưởi, tôi có cảm giác rất thú vị. Thường người thua cuộc bao giờ cũng là người bán.

Rẽ trái là đường Ôn Như Hầu, con đường tráng nhựa, nhưng đã xuống cấp từ lâu, trước 1975, chẳng chính quyền nào tu sửa. Đây là đường dẫn đến làng Phú Hậu. Địa bàn rộng lớn, tập trung phần nhiều dân định cư, từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm, có những trại tập trung gọi là trại tế bần. Người dân làm đủ nghề, nhưng đa số trồng trọt, nguồn rau trái, hoa của thành phố một phần được cung cấp từ làng Phú Hậu. Phú Hậu cũng là nơi xuất phát một số thành phần thuộc dạng đặc biệt, dân bán Chợ trời , bọn lưu manh côn đồ. Có gia đình ông Gái, bán chợ Trời, ở sát ngôi vườn nhà bác Giai.

Một lần, tôi qua vườn nhà bác Giai hái trái cây, tôi bỗng nghe tiếng bà vợ ông Gái gọi hai đứa con về ăn cơm:

- L. C. ơi! về ăn cơm! L. C. ơi! về ăn cơm!.

Tôi bật cười không ngờ mấy cái từ đó vẫn có người đặt tên để gọi con cái.

Ông Gái làm nghề bán thuốc quảng cáo tại chợ trời, trước rạp ci né Tân Tân. Ông có người con trai đầu tuổi đã lớn chã học hành gì, chỉ biết lêu lỏng, cậu này sắm một bàn quay kẹo kéo, để trên xe đạp, đi bán kẹo rao cùng khắp. Tuy nhiên có một điều lạ là cậu ta lại kiêm thêm nghề bán ảnh dạo. có một hôm, tôi kêu kẹo kéo vào để quay số. Quay xong, Trường kéo kẹo trao cho tôi rồi bỗng hỏi:

- Mi có mua ảnh ni không?

Tôi tò mò:

- Ảnh chi rứa mi?

Trường lôi ra đưa cho tôi một xấp ảnh đen trắng 4x6. Ôi! Nhìn vào, tôi hoảng kinh: thì ra là Trường đang làm tình với một cô gái mô đó, đủ các kiểu. Khuôn mặt nhăn nhó của cô gái, hai mắt nhắm tít lúc lên cơn hay miệng hả rộng để lộ cả răng của Trường, tôi đỏ bừng mặt. Ảnh quá lộ liểu, chẳng có chút chi nghệ thuật. Tôi nói:

- Tau mua làm chi mấy cái ảnh ni? Ôi! Mà mi tự chụp lấy mi à? Coi chừng! Không sợ bị liên lụy?

- Trường nhe răng cười nham nhở:

- Sợ chi. Sướng lắm mi ơi!

Ngày đó làm chi có phim ảnh sex phổ biến như bây giờ. Trường muốn có ảnh bán như vậy nó phải tự biên, tự diễn. Như vậy vốn nó bỏ ra cũng khá bộn. Chưa kể nếu bị bệnh giang mai thì ôi thôi!

Một hôm tôi trở về lại Huế, ra Phú Hậu muốn tìm lại nhà ông Gái, mấy đứa con của ông nhưng tôi hoài công. Gia đình ông Gái đã bỏ đi sau 1975.

Chẳng ai hay biết.

Tuy nhiên đường này, có những ngôi nhà quen thân với gia đình tôi. Gia đình bác Giai, gia đình ông Cháu điện, ...

Bác Giai, có một thửa vườn rộng đến cả hecta đất, phía đối diện nhà Bác. Nhờ thửa đất này, hai bác đã trồng trọt, hoa, trái, nuôi 2 người con trai đi học và là niềm hy vọng của bác. Ngoài ra bác có một người con trai đầu của người vợ trước, đi làm xa, tận Nha Trang. Hai người con trai là bạn với hai anh em chúng tôi, anh Phước, anh Đại.

Với tôi, Phước, Đại là hai anh em rất vui tính, thường tổ chức các trò chơi như cắm trại, nấu ăn, đánh trận, mà địa bàn là khu vườn nhà anh và vườn kinh doanh, hoa trái, phía bên kia đường. Trong vườn nhà của bác Giai, phía trước sân có hai cây trứng gà, mỗi lần qua chơi, tôi không quên tìm nhặt những trái rụng, có trái chin trên cây, còn tươi, lột vỏ, nhai rất ngon, vị ngọt của trái lắng vào cổ nghe ngọt ngọt, béo béo. Ở vườn sau, có hai cây chay, to, sum suê, tõa nhiều cành um tùm. Mùa ra trái, trĩu nặng, chúng tôi thường leo lên cây, tha hồ hái quả, ăn thoải mái. Có khi anh Phước tổ chức trại trong vườn, nấu ăn.

Cả bọn gồm hai anh em tôi (Tuấn, Cự), Thảo, Thú, Phước, Đại. Chúng tôi thường sinh hoạt ngoài trời, tập tễnh làm người lớn. Nhớ nhất là những lần chia làm hai phe, đánh trận du kích mà chiến trường là khu vườn nhà bác Giai, đạn để bắn là những cọng ngô bẽ đôi. Mà rừng lau, sậy là những bụi bắp, chuối, ổi, sắn để bọn chúng tôi ẩn núp.

Vườn nhà bác Giai rộng, anh Đại tổ chức sân tập thể thao, luyện tập thể hình, những quả tạ để cử, cổng pacific để luyện xà đơn, xà kép. Tại sân tập này, chúng tôi trãi qua nhừng thời khắc luyện tập thể hình, mà những người tham gia hầu như bọn trẻ các gia đình mấy nhà quanh đây, trong đó có các anh của tôi.

Ngày ấy, gia đình nào có một cái radio là sang quá rồi.

Cứ mỗi chiều thứ ba hàng tuần, tôi không thể nào không qua nhà bác Giai để chờ nghe Chương trình xổ số kiến thiết Quốc gia, tổ chức tại rạp Quốc Thanh Sài Gòn, trong đó có chương trình phụ diễn Văn nghệ. Làm sao quên được bài hát của nghệ sĩ Trần Văn Trạch: “Kiến thiết Quốc gia giúp đồng bào ta giúp nước giúp nhà mà ta có lời…”

Chính qua chương trình xổ số kiến thiết chiều thứ ba mà tôi biết được một số nghệ sĩ nỗi tiếng như Trần Văn trạch, ca sĩ Túy Phượng, ban nhạc AVT, …

Với Nghệ sĩ Trần Văn Trạch thì không thể nào chê được tài diễn hài của ông. Câu chuyện “Chuyến xe lửa ngày mông 5” ông kể, vừa buồn cười, vừa rơm rớm nước mắt. Tuyệt nhất là khi ông diễn tả tiếng xe lửa chạy với âm thanh “A, b, c, k; A, b, c, k; A, b, c, k; …”, ông phát âm nhanh với một thanh âm nghe y như tiếng xe lửa đang chạy.

Ôi! Kỉ niệm thân thương, mới ngày nào. Vậy mà giờ đây cảnh cũ còn đây nhưng người xưa đâu tá! Hai vợ chồng bác Giai qua đời đã lâu, sau 1975. Anh Đại bị giết trong khi CS tiến vào cửa ngõ Sài Gòn. Anh Phước đã đi qua Mỹ theo diện HO. Chỉ còn thằng con trai của anh Đại từ Sài Gòn tìm về, thừa kế.

Vườn đất bên kia, nó đã bán.

Chỉ còn lại ngôi nhà ngày nào, bây giờ trở thành nhà thờ hương hỏa.

Sát vườn nhà Bác Giai là nhà bác Cháu Điện. Bác Cháu có con là anh Hai xe Lam. Gọi tên như vậy vì ông chạy xe Lam đưa khách từ bến đò Chợ Dinh lên Chợ Đông Ba.

Nhà anh Hai, sát nhà bác Giai, cách nhau một hàng rào. Nhà của hai cha con có sân vườn trước và sau. Sân trước sâu ngút. Phía trước nhà có trụ cổng, cửa thường đóng. Khi cánh cửa mở, Ta thấy có một lối đi lát gạch rộng, giữa sân vườn bát ngát màu xanh của lá, sắc màu của hoa. Đi hết lối đi, trước mặt là chái,nền cao, hai trụ vươn lên đỡ lấy mái ngói, lối đi hai bên, mối bên có nhiều bậc cấp. Mỗi sáng, tôi vẫn thường thấy, bác Cháu điện ngồi uống trà với mấy người bạn trên đó, dưới chái hiên.

Nói chung, kết cấu các nhà vườn tại Huế thường theo lối kiến trúc truyền thống. Nhà có hàng rào già tàu bao quanh, và vườn trước, vườn sau tạo thành một quần thể màu xanh bao quanh lấy ngôi nhà. Mặt tiền của nhà có hai trụ cổng, với cửa cao, khép kín. Giữa sân có bể cạn hay bồn cây, hoặc một đỉnh lư to bằng ciment, có nơi người ta xây một bình phong. Mục đích, cản bớt tầm mắt của khách khi bước vào gian nhà chính.

Tôi ít khi nghe cha tôi nói về ông Cháu điện. khi tôi hỏi sao lại gọi là Cháu điện thì anh tôi nói rằng, vì trước đây ông làm nghề điện. Nhưng với anh Hai thì bản thân tôi biết nhiều vì ông là chủ hai chiếc xe Lambretta 3 bánh chở khách đi từ bến đò Chợ Dinh lên chợ Đông Ba và vì tôi đi xe của ông thường xuyên, ngày nào tôi cũng có cuốc xe lên Chợ Đông Ba rồi từ đó, tôi đi dọc theo hướng Chợ, ngang qua quán cà phê Phấn, Lạc Sơn, qua cầu Trường Tiền và đến Đại học Văn khoa Huế.

Có lẽ anh Hai mua xe giai đoạn ông Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch ủy ban hành pháp Trung ương, chủ trương dùng xe Lam thay thế xe đò. Tôi ở ngay bến đò, mỗi sáng lúc 5 giờ, anh Hai đã bắt đầu cho xe chở khách. Tiếng xe Lambretta rồ máy vào thời điểm ấy, chỉ có kẻ nào bị đánh thuốc ngủ mới không bị đánh thức. Quanh năm suốt tháng, anh Hai, không bao giờ có một bửa ăn thoải mái. Ông ăn cơm trên xe để kịp chở khách. Sáng ngày mồng một tết, lúc 5 giờ, tiếng nổ xe Lam “bành bạch” của anh Hai đã đánh thức người dân trong xóm, cho dù đã qua một đêm thức trắng đón Giao thừa.

Cuối đường Ôn Như Hầu, đi qua các khu dân cư, các bãi rau, làng hoa, nghĩa địa, là bến đò Doi. Đây là bến đò nhỏ, một khúc sông rất hẹp (nó là một nhánh của sông Hương, đi qua cầu Gia Hội, tạo thành một nhánh sông lượn lờ từ đường Huỳnh Thúc Kháng, qua Cầu Đông Ba, chảy về Bao Vinh).

Khách qua đò thường chỉ mất vài phút là đỗ bến. Ngày ấy, từ thời chiến tranh, người Mỹ đã xây dựng một cây cầu bắc qua sông, gọi là cầu Mỹ. Từ Phú Hậu, khi đã qua chuyến đò nhỏ hay qua cầu, là đến địa bàn Bao Vinh, từ đây có thể xuối đường, về làng Minh Hương, một địa danh nỗi tiếng tập trung người Hoa.



Kỉ niệm…như ánh sáng của ngọn nến, lung linh, lay động đẩy ý thức tôi đi đến những bờ bến xa. Ở đó là ngày, là đêm, là những nơi chốn thân thương.

Tuổi 13 của tôi là những đêm thao thức, với những hình ảnh gợi dục, những tấm ảnh mà Trường đưa xem, là bức tranh khỏa thân sống mà một lần tôi chiêm ngưỡng khi đi ngang qua cửa sổ sát hàng rào nhà bác Sáu.

Đó là những đợt sóng nhỏ lăn tăn âm ĩ mà sức tàn phá không kém phần mãnh liệt.

Tâm hồn tôi, giòng ý thức phẳng lặng, chuyển biến nhẹ nhàng mà những giấc mơ là sự khao khát trá hình, cho đến khi, giữa đêm khuya, âm thanh tiếng kinh cầu xen lẫn tiếng chuông, mõ từ nhà bác Dẫn ở nhà vườn sát Chợ Dinh thẩm thấu vào từng tế bào và,… một thoáng an nhiên, tự tại, tôi thả lỏng để mình rơi vào hư vô thăm thẳm.

Tuấn Nguyễn
http://elib.quancoconline.com/ui/ViewContent.aspx?g=120152

Về Đầu Trang Go down
https://tudo.forumvi.net
Sponsored content





Trang  Tuấn Nguyễn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Tuấn Nguyễn   Trang  Tuấn Nguyễn Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Trang Tuấn Nguyễn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phản Loạn Nguyễn Văn Lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NỔI - BUỒN - THA - PHƯƠNG  :: NỐI KẾT DIỄN ĐÀN .-
Chuyển đến